Công tác xã hội (7760101) – Chuyên ngành Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế

Công tác xã hội (7760101)
Tổ hợp môn: C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý), D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh), D66 (Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh), C04 (Ngữ văn, Toán, Địa lý)

1. Mục tiêu đào tạo:

Đào tạo Công tác xã hội hướng tới mục tiêu đào tạo sinh viên có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị, pháp luật, công nghệ thông tin; về lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, quản lý và điều hành hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực công tác xã hội tại các cơ sở trợ giúp xã hội từ địa phương đến trung ương, các bệnh viện, trường học; khu công nghiệp,….đồng thời có khả năng áp dụng kiến thức để tư vấn xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước và kết nối các nguồn lực trong cộng đồng để góp phần can thiệp, giải quyết các vấn đề xã hội.

Đào tạo Công tác xã hội cũng đào tạo sinh viên có các kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp; dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác; phản biện, phê phán; đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm; truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; và chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp.

Công tác xã hội còn hướng tới mục tiêu đào tạo sinh viên có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm; có khả năng hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; có khả năng lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động; đồng thời có khả năng tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.

2. Tổ hợp môn xét tuyển:

Tổ hợp môn: C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý), D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh), D66 (Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh), C04 (Ngữ văn, Toán, Địa lý).

3. Thời gian đào tạo:

Cử nhân Công tác xã hội: 3.5 năm (7 học kỳ, 124 tín chỉ).

4. Đối tượng tuyển sinh:

Tuyển sinh, mở rộng phạm vi trong và ngoài nước. Tuyển sinh theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định của Trường Đại học Trà Vinh.

5. Nội dung chương trình:  Xem tại đây 

Thực hành kỹ thuật chăm sóc viên – Kaigo

Thực hành phát triển cộng đồng với cán bộ cơ sở

 

Thực hành môn CTXH trong lĩnh vực học đường

Thực hành môn CTXH trong bệnh việnThực hành trải nghiệm tại trung tâm bảo trợ xã hội

Đóng vai trải nghiệm là người khuyết tật

6. Chuẩn đầu ra:

Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế được xây dựng theo định hướng ứng dụng, đáp ứng nhu cầu của nhà sử dụng lao động và các bên liên quan. Cụ thể, chương trình đào tạo công tác xã hội trong lĩnh vực y tế hướng tới mục tiêu đào tạo sinh viên.

Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, y học cơ bản, kiến thức về công tác xã hội nói chung và công tác xã hội trong lĩnh vực y tế nói riêng ứng dụng vào can thiệp giải quyết các vấn đề xã hội ở cấp độ cá nhân, nhóm, cộng đồng và toàn xã hội.

Có khả năng kết nối các nguồn hỗ trợ xã hội trong và ngoài nước cho bệnh nhân hoàn cảnh khó khăn; khả năng tìm kiếm và cung cấp trợ giúp cho các cơ sở y tế, CBYT những vấn đề pháp lý, chính sách ưu tiên, v.v…trong chăm sóc, hỗ trợ vật chất và tinh thần cho người bệnh.

Có khả năng triển khai một số phương pháp can thiệp của công tác xã hội trong việc trợ giúp người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế.

Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi; có năng lực tạo mối quan hệ, thu thập thông tin, phân tích nguyên nhân và xác định vấn đề ưu tiên của đối tượng và xây dựng các mô hình công tác xã hội.

Có giá trị đạo đức nghề nghiệp và tự chủ chịu trách nhiệm trong lĩnh vực nghề công tác xã hội nói chung và trong y tế nói riêng vào can thiệp giải quyết các vấn đề xã hội ở cấp cá nhân, nhóm, cộng cồng và toàn xã hội.

6.1 Về kiến thức:

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo Công tác xã hội trong lĩnh vực tế trình độ đại học sẽ có thể:

Vận dụng những kiến thức cơ bản về khoa học chính trị, pháp luật, giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất vào tổ chức các hoạt động chuyên môn để có được nhận thức và hành động đúng trong cuộc sống, học tập và lao động nghề nghiệp.

Vận dụng kiến thức và kĩ năng ngoại ngữ, Tin học cơ bản và thống kê y tế vào phục vụ các hoạt động chuyên môn.

Áp dụng các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học sức khoẻ để giải thích các vấn đề xã hội cơ bản ở cấp độ cá nhân, nhóm, công tác xã hội khi hỗ trợ các thân chủ trong Trung tâm Trợ giúp xã hội, Trung tâm Công tác xã hội, cộng đồng, trường học, các cơ sở y tế và tổ chức khác.

Vận dụng hiệu quả các kiến thức về an sinh xã hội, chính sách xã hội, chính sách y tế, dân tộc thiểu số, phát triển cộng đồng, chăm sóc sức khỏe học đường, dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện,.. khi làm việc với các đối tượng cần trợ giúp.

6.2 Về kỹ năng (bao gồm kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm):

Tham vấn hiệu quả cho các đối tượng cần được hỗ trợ trong các Cơ sở y tế, Trung tâm Trợ giúp xã hội, Trung tâm Công tác xã hội, cộng đồng, trường học và tổ chức khác.

Biện hộ để bảo vệ quyền lợi cho các đối tượng yếu thế trong xã hội.

Tiếp cận và giao tiếp với đối tượng có nhu cầu hỗ trợ xã hội như: bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế,…

Vận động và kết nối các nguồn lực xã hội trong và ngoài nước để hỗ trợ cho nhóm yếu thế, người bệnh có hoàn cảnh khó khăn.

Truyền thông chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực y tế.

Xây dựng các mô hình công tác xã hội trong bệnh viện, trường học và cộng đồng.

Vận dụng các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng ra quyết định,… trong tổ chức công việc và giao tiếp với thân chủ, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, đồng nghiệp và cộng đồng.

7. Cơ hội học bổng:

Theo chính sách học bổng chung của trường.

Học bổng thủ khoa, á khoa.

Học bổng hàng năm cho sinh viên khá, giỏi, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

8. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế có thể làm việc tại:

Phòng công tác xã hội trong các bệnh viện, các cơ sở y tế

Các dự án phát triển công tác xã hội trong lĩnh vực y tế cộng đồng trong các tổ chức phi chính phủ trong nước và trên thế giới

Trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm cai nghiện, viện dưỡng lão, trung tâm điều trị tâm lý…

Tổ tư vấn, hỗ trợ học sinh, tổ công tác xã hội ở các trường học phổ thông, đại học hoặc các trường giáo dưỡng

Ngành Lao động – Thương binh và xã hội từ địa phương đến trung ương.

9. Cơ hội sau đại học:

Cử nhân chuyên ngành Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế có thể học lên trình độ sau đại học chuyên ngành Công tác xã hội hoặc ngành gần.

10. Liên hệ:

BỘ MÔN TÂM LÝ – CÔNG TÁC XÃ HỘI
Trường Đại học Trà Vinh, địa chỉ: Số 126 Nguyễn Thiện Thành, khóm 4, phường 5, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh;
Điện thoại: (+84).294.385524
Điện thoại: 0369580800 (Thầy Nguyễn Tấn Phát), 0362772704 (Cô Nguyễn Thị Thúy)