Biểu diễn nhạc cụ truyền thống (7210210)

Biểu diễn nhạc cụ truyền thống (7210210)
Tổ hợp môn: N00 (Ngữ văn, Năng khiếu âm nhạc 1, Năng khiếu âm nhạc 2)

1. Mục tiêu đào tạo:

Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống Khmer Nam Bộ hướng tới mục tiêu đào tạo sinh viên có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị, pháp luật, công nghệ thông tin; về lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, quản lý và điều hành hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc, đặc biệt là Âm nhạc Dân gian dân tộc Khmer Nam Bộ; đồng thời có khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật cơ sở vào hoạt động chuyên môn.

Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống Khmer Nam Bộ cũng đào tạo sinh viên có các kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp; dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác; phản biện, phê phán; đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm; truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; và chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp.

Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống Khmer Nam Bộ còn hướng tới mục tiêu đào tạo sinh viên có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm; có khả năng hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; có khả năng lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động; đồng thời có khả năng tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.

2. Tổ hợp môn xét tuyển:

N00 (Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1 (Kiến thức âm nhạc), Năng khiếu Âm nhạc 2 (Biểu diễn nhạc cụ)

3. Thời gian đào tạo:

Cử nhân Biểu diễn nhạc cụ truyền thống Khmer: 4 năm (8 học kỳ, 134 tín chỉ)

4. Đối tượng tuyển sinh:

Tuyển sinh, mở rộng phạm vi trong và ngoài nước. Tuyển sinh theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định của Trường Đại học Trà Vinh.

5. Nội dung chương trình:  Xem tại đây 

6. Chuẩn đầu ra:

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo Biểu diễn nhạc cụ truyền thống Khmer:

6.1 Về kiến thức:

Vận dụng các kiến thức cơ bản về khoa học chính trị, pháp luật, giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất và bảo vệ môi trường liên quan để có nhận thức đúng trong cuộc sống, học tập và lao động nghề nghiệp giáo dục.

Vận dụng kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ trình độ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và Tin học cơ bản vào công tác học tập và lao động nghề nghiệp.

Vận dụng kiến thức về những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để có được hành động đúng trong cuộc sống và học tập.

Áp dụng kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Nghệ thuật và Khoa học xã hội phù hợp với chuyên ngành đào tạo và khả năng học tập nâng cao trình độ.

Khái quát hóa về âm nhạc cơ bản, bao gồm hệ thống lý luận, lý thuyết âm nhạc cơ bản, các khái niệm và các nguyên tắc hoạt động trong âm nhạc.

Phân tích về lịch sử phát triển âm nhạc trên thế giới và tại Việt Nam.

Kết nối kiến thức về cấu trúc hình thức, hòa âm, phối khí để thực hành âm nhạc và điều hành biểu diễn nghệ thuật.

Nhận diện kiến thức về phân tích tác phẩm âm nhạc và phương pháp thực hành âm nhạc để có nhận xét đúng, hành động đúng trong hoạt động âm nhạc.

Vận dụng kiến thức âm nhạc vào thực tế hoạt động văn hóa – văn nghệ, âm nhạc dân gian dân tộc.

Vận dụng kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học để tìm hiểu, phân tích, đánh giá các giá trị âm nhạc trong và ngoài nước, có hướng giải quyết những vấn đề về bảo tồn các giá trị âm nhạc dân gian dân tộc.

6.2 Về kỹ năng (bao gồm kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm):

Bảo tồn di sản âm nhạc truyền thống nói chung và âm nhạc Khmer Nam Bộ nói riêng.

Phát huy giá trị âm nhạc dân gian Khmer vùng Nam Bộ

Kiểm chứng những thành tựu mới về Khoa học công nghệ trong lĩnh vực âm nhạc, đặc biệt là trong nhiệm vụ giữ gìn và phát triển âm nhạc dân tộc.

Biểu diễn nhạc cụ truyền thống Khmer Nam Bộ, thanh nhạc với thể loại ca hát truyền thống, dân ca Khmer.

Dàn dựng các chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian Khmer Nam Bộ tại địa phương, phục vụ cộng đồng.

Nhận diện các vấn đề trong nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ, từ đó có những định hướng và những giải pháp thực hiện nhiệm vụ.

Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học: tham luận, đề cương nghiên cứu, tiểu luận về âm nhạc dân gian dân tộc.

Sưu tầm âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ.

Biểu diễn độc tấu và hòa tấu.

Tổ chức các hoạt động âm nhạc (thiết kế, dàn dựng, biểu diễn) đáp ứng công tác phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng tại cơ sở.

Làm việc theo nhóm và làm việc độc lập.

Thể hiện khả năng thuyết trình trước đám đông.

Thể hiện sự tự tin trong giao tiếp, trong hợp tác với cộng sự và trong hoạt động nghệ thuật.

7. Cơ hội học bổng:

Theo chính sách chung của Bộ giáo dục và đào tạo và của trường Đại học Trà Vinh.

Học bổng thủ khoa, á khoa.

Học bổng hàng năm cho sinh viên khá, giỏi, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Trường luôn có nhiều chương trình hỗ trợ, miễn giảm học phí và ký túc xá cho sinh viên.

8. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

– Sinh viên tốt nghiệp ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống có thể công tác tại:

– Các Sở, Phòng văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm văn hóa ở các huyện, tỉnh và trung ương.

– Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo chí các tỉnh có đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc Khmer Nam Bộ.

– Bảo tàng ở các tỉnh có đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Khmer Nam Bộ.

– Các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông có giảng dạy âm nhạc truyền thống của người Khmer.

– Các đoàn Nghệ thuật Ca Múa Nhạc, Biểu diễn nghệ thuật dân tộc;

Nhạc viện, Học viện, trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp có giảng dạy và nghiên cứu âm nhạc, sân khấu, nghệ thuật….

– Các dự án phi chính phủ dành cho đồng bào dân tộc thiểu số.

9. Cơ hội sau đại học:

Có thể tiếp tục học nâng cao trình độ ở các trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ ở các cơ sở đào tạo trong nước hoặc nước ngoài.

10. Liên hệ:

Bộ môn Nghệ thuật
Địa chỉ: 126, Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, Phường 5, Thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh
Điện thoại:  
–  NS. Sơn Cao Thắng – P. Trưởng Bộ môn Nghệ thuật (038.320.9245)
–  ThS. Nguyễn Mai Như Ái – P. Trưởng Bộ môn Nghệ thuật (033.263.7777)

Sinh viên biểu diễn nhạc cụ truyền thống phục vụ các điệu múa cổ truyền KhmerSinh viên biểu diễn nhạc cụ truyền thống tiếp đoàn khách tại Bộ mônGiảng viên hướng dẫn sinh viên biểu diễn Đàn KhưmSinh viên biểu diễn dàn nhạc Ngũ âm