Ngành Ngôn ngữ Khmer (7220106) – Đạt kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế AUN – QA

Ngôn ngữ Khmer (Mã ngành: 7220106) – Đạt kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế AUN – QA
Tổ hợp môn: C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý), D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh), D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh)

1. Mục tiêu đào tạo:

Ngành Ngôn ngữ Khmer hướng tới mục tiêu đào tạo sinh viên có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị, pháp luật, công nghệ thông tin; về lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, quản lý và điều hành hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực ngôn ngữ Khmer; đồng thời có khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật cơ sở về lịch sử, tôn giáo, văn hóa, văn học, phương pháp giáo dục, sáng tác, dịch thuật,… vào hoạt động chuyên môn.

Chương trình đào tạo Ngôn ngữ Khmer cũng đào tạo sinh viên có các kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp; dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác; phản biện, phê phán; đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm; truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; và chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp.

Chương trình đào tạo Ngôn ngữ Khmer còn hướng tới mục tiêu đào tạo sinh viên có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm; có khả năng hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; có khả năng lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động; đồng thời có khả năng tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.

2. Tổ hợp môn xét tuyển:

Tổ hợp môn: C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý),  D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh), D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)

3. Thời gian đào tạo:

Cử nhân Ngôn ngữ Khmer: 3.5 năm (7 học kỳ, 120 tín chỉ)

4. Đối tượng tuyển sinh:

Tuyển sinh, mở rộng phạm vi trong và ngoài nước. Tuyển sinh theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định của Trường Đại học Trà Vinh.

5. Nội dung chương trình:  Xem tại đây  

6. Chuẩn đầu ra:

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo Ngôn ngữ Khmer:

6.1 Về kiến thức:

Vận dụng kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, khoa học, xã hội và nhân văn, tin học để đáp ứng các công việc liên quan đến ngôn ngữ Khmer.

Thiết lập các hoạt động giao tiếp, nghiên cứu thể hiện năng lực tiếng Khmer.

Áp dụng kiến thức, kĩ năng dịch thuật vào hoạt động biên, phiên dịch Khmer – Việt, Việt – Khmer.

Vận dụng kiến thức về ngôn ngữ học và ngôn ngữ Khmer để phát hiện, nghiên cứu, tư vấn giải quyết các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ – dân tộc.

6.2 Về kỹ năng (bao gồm kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm):

Vận dụng tư duy phân tích, phán đoán, phản biện và giải quyết vấn đề để giải quyết công việc trong các bối cảnh nghề nghiệp và xã hội.

Làm việc độc lập và lãnh đạo nhóm, quản lí dự án nghiên cứu, đào tạo ngôn ngữ đạt mục tiêu đề ra.

Giao tiếp đa phương tiện, đa phương thức, đa văn hoá một cách hiệu quả.

Dịch được các ngữ liệu tiếng Anh thuộc chuyên ngành ngôn ngữ học một cách hiệu quả.

Sử dụng thành thạo bốn kĩ năng ngôn ngữ: Nghe, Nói, Đọc, Viết tiếng Khmer.

Sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông phục vụ các công việc, nghiên cứu liên quan đến chuyên ngành  một cách hiệu quả.

7. Cơ hội học bổng:

Theo chính sách chung của Bộ giáo dục và đào tạo và của trường Đại học Trà Vinh.

Học bổng thủ khoa, á khoa.

Học bổng hàng năm cho sinh viên khá, giỏi, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Trường luôn có nhiều chương trình hỗ trợ, miễn giảm học phí và ký túc xá cho sinh viên.

8. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

– Nhân viên văn phòng, Biên tập viên tại các cơ quan Báo chí, phát thanh, truyền hình; các công ty du lịch, lữ hành; bệnh viện; công ty thương mại,… trong và ngoài nước có nhu cầu sử dụng tiếng Khmer.

– Nhân viên tại các cơ quan chính trị, đoàn thể xã hội ở những vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống.

– Giáo viên giảng dạy tiếng Khmer.

– Nghiên cứu viên ngôn ngữ Khmer ở các viện, trường, trung tâm nghiên cứu.

– Tự tổ chức công việc, nghề nghiệp (mở công ty dịch thuật, kinh doanh,…)

9. Cơ hội sau đại học:

Có đủ khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ sau đại học thuộc các ngành Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam; Ngôn ngữ Việt Nam; Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu;….

10. Liên hệ:

Bộ môn Sư phạm Ngữ văn và Ngôn ngữ Khmer
Địa chỉ: 126, Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, Phường 5, Thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh
Điện thoại:
Tiến sĩ Nguyễn Thị Kiều Tiên – Trưởng Bộ môn – 0986196807
Thạc sĩ – Nguyễn Thị Thoa – Phó Trưởng Bộ môn – 0763850335
Thạc sĩ – Thạch Sa Phone – Phó Trưởng Bộ môn – 0354761931