Ngành Thú y (7640101) – Đạt kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế AUN – QA

Thú y (7640101) – Đạt kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế AUN – QA
A02 (Toán, Vật lí, Sinh học), B00 (Toán, Hóa học, Sinh học), B08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh), D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

1. Mục tiêu đào tạo:

–  Chương trình đào tạo ngành Thú y được xây dựng theo định hướng nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà sử dụng lao động và các bên liên quan. Cụ thể, CTĐT Bác sĩ Thú y hướng tới mục tiêu đào tạo sinh viên:

–  Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị, pháp luật, công nghệ thông tin; kiến thức thực tế và kiến thức lý thuyết sâu, rộng trong phạm vi ngành và kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, quản lý và điều hành hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực Thú y.

–  Có khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật cơ sở về Thú y vào đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và cải thiện hiệu quả công việc.

–  Có khả năng phản biện, phê phán; đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm; truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; và chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp.

–  Có năng lực ngoại ngữ bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

–  Có các kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp và kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác.

–  Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

–  Có khả năng hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định, tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.

 2. Tổ hợp môn xét tuyển:

Tổ hợp môn: A02 (Toán, Vật lí, Sinh học), B00 (Toán, Hóa học, Sinh học), B08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh), D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

 3. Thời gian đào tạo:

Bác sĩ Thú y: 4,5 năm (9 học kỳ, 168 tín chỉ) 

4. Đối tượng tuyển sinh:

Tuyển sinh, mở rộng phạm vi trong và ngoài nước. Tuyển sinh theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định của Trường Đại học Trà Vinh.

5. Nội dung chương trình: Xem tại đây

6. Chuẩn đầu ra:

6.1 Về kiến thức:

– Vận dụng các kiến thức cơ bản về khoa học chính trị, pháp luật, giáo dục quốc phòng và bảo vệ môi trường liên quan để có được nhận thức và hành động đúng trong cuộc sống, học tập và lao động nghề nghiệp

– Kết hợp kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành làm nền tảng tư duy để giải quyết các công việc thực tiễn trong hoạt động nghề nghiệp chăn nuôi thú y một cách khoa học và hiệu quả

– Lập kế hoạch chẩn đoán, phòng, điều trị và quản lý dịch bệnh cho các loại gia súc, gia cầm trên thị trường Việt Nam theo hướng sản xuất sạch hơn, nâng cao sức khỏe vật nuôi và đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn cho con người.

6.2 Về kỹ năng (bao gồm kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm):

– Kết hợp tư vấn kỹ thuật và kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi thú y mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng

– Đánh giá tác động của môi trường đối với hành vi và phúc lợi động vật và các mối quan tâm thực tế về việc sử dụng động vật trong xã hội

– Phối hợp sử dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị hiện đại của ngành Thú y một cách hiệu quả.

– Quản lý dự án nhằm đạt mục tiêu công việc, nghề nghiệp cho chính bản thân đề ra

– Phát triển kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng giải quyết vấn đề.

– Phát triển kỹ năng ngoại ngữ đạt trình độ tương đương bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam.

– Phát triển khả năng tư duy phân tích, phán đoán, phản biện và xử lý các vấn đề  chuyên môn.

7. Cơ hội học bổng:

–  Theo chính sách chung của Bộ giáo dục và đào tạo và của trường Đại học Trà Vinh.

–  Ngoài ra sinh viên có cơ hội tiếp nhận nhiều nguồn học bổng khác nhau: Học bổng khuyến khích học tập, học bổng tài trợ từ các công ty, doanh nghiệp.

–  Ngoài ra sinh viên còn được tham gia chương trình thực tập Coop có lương tại doanh nghiệp.

8. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sinh viên tốt nghiệp ngành Thú y, có thể đảm nhận các vị trí:

– Cán bộ kỹ thuật hoặc lãnh đạo tại các đơn vị  như Cục Thú y, Viện Thú y, Chi cục chăn nuôi và thú y, Trạm thú y, Trung tâm chẩn đoán Thú y Thủy sản, Viện nghiên cứu, Sở Nông – Nghiệp và phát triển nông thôn, Sở khoa học công nghệ

– Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại các Viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng trong nước hoặc ngoài nước.

– Quản lý hoặc nhân viên đại diện thương mại sản phẩm về thức ăn gia súc, con giống, vaccine, thuốc thú y tại các Công ty hoặc Doanh nghiệp tư nhân.

– Tự tổ chức công việc, nghề nghiệp cho chính bản thân (trang trại chăn nuôi, cửa hàng thuốc thú y, thức ăn gia súc, phòng mạch thú y, sản xuất giống vật nuôi, trang thiết bị chăn nuôi …).

9. Cơ hội sau đại học:

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu chuyên sâu ngành Thú y, chăn nuôi Thú y ở trình độ thạc sĩ; tiến sĩ. Sinh viên có thể tiếp tục học tập các chuyên ngành ở các trình độ sau đại học trong lĩnh vực chăn nuôi, Thú y, Công nghệ sinh học.

10. Liên hệ:

 BỘ MÔN CHĂN NUÔI THÚ Y

– Địa chỉ: Trường Đại học Trà Vinh, Số 126 Nguyễn Thiện Thành – Khóm 4, Phường 5, Thành phố Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh; Điện thoại: (+84).0294.3855246 (164)
– Facebook: Bộ môn Chăn nuôi Thú y – Trường Đại học Trà Vinh
– Điện thoại: 0985.019.877 (Thạc sĩ Nguyễn Thị Anh Thư – Phó Trưởng Bộ  môn)