Ngành Răng – Hàm – Mặt (7720501)

Răng – Hàm – Mặt (7720501)
Tổ hợp môn: B00 (Toán, Hóa học, Sinh học), B08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh)

1. Mục tiêu đào tạo:

–  Ứng dụng kiến thức khoa học đại cương, cơ sở và chuyên ngành trong thực hành răng hàm mặt.

–  Phát triển kỹ năng giải quyết các vấn đề trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị các bệnh răng hàm mặt, tăng cường SKRM cho cá nhân và cộng đồng.

–  Tự học, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến để phát triển bản thân và ngành răng hàm mặt.

–  Truyền đạt tri thức khoa học, phản biện, thảo luận các vấn đề chuyên môn với người cùng ngành và với những người khác.

–  Làm việc độc lập, làm việc nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi; định hướng, tổ chức, quản lý các hoạt động chuyên môn.

2. Tổ hợp môn xét tuyển:

Tổ hợp môn: B00 (Toán, Hóa học, Sinh học), B08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh).

3. Thời gian đào tạo:

Bác sĩ Răng Hàm Mặt: 6 năm (12 học kỳ,  207 tín chỉ)

4. Đối tượng tuyển sinh:

Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy của Bộ Giáo dục & Đào tạo

5. Nội dung chương trình (xem tại đây)

6. Chuẩn đầu ra:

6.1 Về kiến thức:

–  Vận dụng kiến thức về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật, giáo dục thể chất và an ninh – quốc phòng để hỗ trợ phát triển nghề nghiệp.

–  Vận dụng kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, y học lâm sàng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe răng miệng.

–  Áp dụng quy trình kỹ thuật trong lĩnh vực ngành Răng Hàm Mặt.

–  Phân tích nguyên nhân, bệnh sinh của các bệnh lý răng hàm mặt và biểu hiện vùng miệng của các bệnh lý toàn thân.

–  Hệ thống các quy định pháp lý và chính sách y tế trong thực hành chuyên ngành Răng Hàm Mặt.

6.2 Về kỹ năng (bao gồm kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm):

–  Sử dụng Tiếng Anh và công nghệ thông tin trong giao tiếp, nghiên cứu và thực hành nghề nghiệp.

–  Thực hiện nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Răng Hàm Mặt.

–  Tư vấn trong điều trị và CSSKRM đối với bệnh nhân, thân nhân và cộng đồng.

–  Biện luận mối tương quan của các bệnh lý toàn thân và một số bệnh chuyên khoa thường gặp trong quá trình điều trị răng miệng của bệnh nhân.

–  Lập kế hoạch điều trị toàn diện các bệnh lý và bất thường về hình thái và chức năng của Răng Hàm Mặt theo kế hoạch.

–  Lập kế hoạch điều trị toàn diện các bệnh lý và bất thường về hình thái và chức năng của Răng Hàm Mặt theo kế hoạch.

–  Phân tích kết quả xét nghiệm cận lâm sàng, thử nghiệm cần thiết để hỗ trợ cho việc chẩn đoán và xử trí các bệnh răng miệng – hàm mặt.

–  Kiểm soát các tình huống cấp cứu xảy ra trong quá trình điều trị Răng Hàm Mặt.

–  Quản lý hồ sơ bệnh nhân theo quy định của pháp luật.

–  Hướng dẫn phòng ngừa và CSSKRM cho cá nhân và cộng đồng.

–  Hướng dẫn phòng ngừa và CSSKRM cho cá nhân và cộng đồng.

–  Làm việc độc lập, làm việc nhóm.

7. Cơ hội học bổng:

Theo chính sách chung của Bộ giáo dục và đào tạo và của trường Đại học Trà Vinh.

8. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Bác sĩ Răng Hàm Mặt, người học có khả năng đảm nhiệm công tác khám chữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý; đáp ứng yêu cầu công việc tại các vị trí sau:

– Tại các cơ sở y tế với chức danh bác sĩ điều trị.

– Tại các cơ sở đào tạo thuộc khối ngành khoa học sức khỏe với chức danh giảng viên, nghiên cứu viên.

– Tại các viện nghiên cứu, cơ quan quản lý hay tổ chức chuyên môn với chức danh nghiên cứu viên, chuyên viên y tế.

– Tại đơn vị khám, chữa bệnh Răng Hàm Mặt với công việc tổ chức, quản lý và điều hành chuyên môn.

9. Cơ hội sau đại học:

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Bác sĩ Răng Hàm Mặt, người học có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu ở các bậc học cao hơn trong và ngoài nước:

–  Hệ thực hành: Bác sĩ Nội trú, Bác sĩ chuyên khoa.

– Hệ nghiên cứu: Cao học, Nghiên cứu sinh

10. Liên hệ:

Khoa Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Trà Vinh.

Địa chỉ: Khu 1, Trường Đại học Trà Vinh, Khóm 4, Phường 5, Thành phố Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: Ths.BsCKI Nguyễn Thanh Quang – 0389954447

Email: khoarhm@tvu.edu.vn