Sư phạm tiếng Khmer (7140226)

Sư phạm tiếng Khmer (7140226)
Tổ hợp môn: C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý), C20 (Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân), D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh), D15 (Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh)

1. Mục tiêu đào tạo:

Ngành Sư phạm Tiếng Khmer hướng tới mục tiêu đào tạo sinh viên có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị, pháp luật, công nghệ thông tin; về lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, quản lý và điều hành hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực giảng dạy Tiếng Khmer ở các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các cơ sở giáo dục có giảng dạy môn Tiếng Khmer, ở các đơn vị có nhu cầu sử dụng kiến thức văn hóa, xã hội và khả năng giao tiếp bằng tiếng Khmer; đồng thời có khả năng áp dụng kiến thức cơ sở về văn hóa, ngôn ngữ, văn học Khmer, phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục,… vào hoạt động chuyên môn.

Ngành Sư phạm Tiếng Khmer cũng đào tạo sinh viên có các kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề phức tạp; dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác; phản biện, phê phán; đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm; truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; và chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp.

Ngành Sư phạm Tiếng Khmer còn hướng tới mục tiêu đào tạo sinh viên có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm; có khả năng hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; có khả năng lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động; đồng thời có khả năng tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.

2. Tổ hợp môn xét tuyển:

Tổ hợp môn: C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý), C20 (Ngữ văn, Địa lí, GDCD), D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh), D15 (Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh)

3. Thời gian đào tạo:

Cử nhân Sư phạm Tiếng Khmer: 3.5 năm (7 học kỳ, 124 tín chỉ)

4. Đối tượng tuyển sinh:

Tuyển sinh, mở rộng phạm vi trong và ngoài nước. Tuyển sinh theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định của Trường Đại học Trà Vinh.

5. Nội dung chương trình:  Xem tại đây 

6. Chuẩn đầu ra:

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo Sư phạm Tiếng Khmer sẽ có thể:

6.1 Về kiến thức:

Vận dụng các kiến thức lý luận chính trị; kiến thức khoa học, xã hội – nhân văn; kiến thức giáo dục quốc phòng – an ninh và giáo dục thể chất để có nhận thức và hành động đúng trong cuộc sống, học tập và lao động nghề nghiệp giáo dục.

Vận dụng kiến thức và kĩ năng ngoại ngữ trình độ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và Tin học cơ bản vào công tác giáo dục và dạy học trong nhà trường.

Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức về khoa học giáo dục như: tâm lý học, giáo dục học phục vụ cho công tác giáo dục và dạy học trong nhà trường.

Vận dụng được kiến thức ngôn ngữ học và các bình diện ngôn ngữ Khmer để miêu tả, phân tích các đơn vị, hiện tượng trong tiếng Khmer.

Vận dụng được kiến thức tiếng Pali cơ bản để nhận diện, so sánh, liên hệ với các đơn vị tiếng Khmer trong quá trình dạy học tiếng Khmer.

Vận dụng được kiến thức về văn hóa, ngôn ngữ, văn học vào phân tích, dạy học các kiểu loại văn bản trong chương trình Tiếng Khmer

Phát triển kiến thức lý luận về phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục để phát hiện và đề xuất các vấn đề nghiên cứu đơn giản phục vụ cho hoạt động dạy học tiếng Khmer.

Phân loại bản chất của hoạt động học, các yêu cầu của dạy học để vận dụng hiệu quả, sáng tạo các phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá và phương tiện dạy học trong quá trình dạy học tiếng Khmer.

Phân tích vai trò, nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm lớp; của cha mẹ người học; của các đoàn thể chính trị trong và ngoài trường trong việc giáo dục người học.

6.2 Về kỹ năng (bao gồm kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm):

Thiết kế các kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục hiệu quả, phù hợp với đặc điểm người học qua việc vận dụng linh hoạt các lý thuyết dạy học, lý thuyết phát triển chương trình nhà trường.

Tổ chức hiệu quả các hoạt động dạy học, đánh giá; các nghiên cứu khoa học giáo dục đơn giản qua việc vận dụng linh hoạt, đa dạng các lý thuyết về lý luận, mô hình, quan điểm và phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nói chung và dạy học tiếng Khmer nói riêng.

Sử dụng hiệu quả kết quả đánh giá bộ môn Tiếng Khmer để góp phần cải tiến hoạt động dạy học và hỗ trợ, tư vấn cho người học.

Sử dụng hiệu quả, sáng tạo các phương tiện, thiết bị dạy học; các ứng dụng công nghệ thông tin và phương tiện giao tiếp đa phương thức vào dạy học bộ môn Tiếng Khmer.

Đánh giá chính xác, khách quan, công bằng tiết dạy của đồng nghiệp trong hoạt động chuyên môn.

Xây dựng môi trường giáo dục tích cực nhằm tạo động lực học tập, rèn luyện cho người học.

Phát triển chương trình giáo dục nhà trường và địa phương qua việc phân tích các thành tố cấu thành của chương trình giáo dục bộ môn Tiếng Khmer.

Sử dụng tiếng Khmer, tiếng Việt hiệu quả trong dịch các thể loại văn bản và ngôn bản từ tiếng Khmer sang tiếng Việt và ngược lại; trong hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp; và trong giao tiếp hằng ngày.

Phát triển những thông tin về năng lực, đặc điểm của người học để nâng cao hiệu quả giáo dục và dạy học tiếng Khmer trong nhà trường.

Phát triển năng lực tự học, tự đánh giá; năng lực hợp tác; phản biện; sáng tạo;… trong dạy học, sinh hoạt chuyên môn Tiếng Khmer.

7. Cơ hội học bổng:

Sinh viên tham gia học ngành: Biểu diễn nhạc cụ truyền thống được miễn toàn bộ 100% học phí đào tạo.

Hỗ trợ ở KTX cho sinh viên.

Hỗ trợ sinh hoạt phí hàng tháng: 450.000 đồng/sinh viên/tháng.

Các chế độ Học bổng học tập theo quy chế hiện hànhTheo chính sách chung của Bộ giáo dục và đào tạo và của trường Đại học Trà Vinh.

Học bổng thủ khoa, á khoa.

Học bổng hàng năm cho sinh viên khá, giỏi, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

8. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Giáo viên, giảng viên tại các các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường cao đẳng và đại học.

Nghiên cứu viên tại các trung tâm, các viện nghiên cứu giáo dục.

Chuyên viên và cán bộ quản lý ở các trường học, các phòng giáo dục, các sở giáo dục; các phòng, sở văn hóa và du lịch, các bảo tàng, ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, xã,…

Biên tập viên cho các báo, đài trung ương và địa phương.

Nhân viên các cơ quan hành chính và các công ty, doanh nghiệp du lịch, lữ hành, …

9. Cơ hội sau đại học:

Học lên bậc học sau đại học thuộc các chuyên ngành: Phương pháp dạy học, Ngôn ngữ học, Văn học, Lý luận văn học, Văn hóa học, Báo chí và truyền thông,…

10. Liên hệ:

Bộ môn Nghệ thuật
Địa chỉ: 126, Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, Phường 5, Thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh
Điện thoại:  
–  NS. Sơn Cao Thắng – P. Trưởng Bộ môn Nghệ thuật (038.320.9245)
–  ThS. Nguyễn Mai Như Ái – P. Trưởng Bộ môn Nghệ thuật (033.263.7777)