THƯ MỜI VIẾT BÀI HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP QUỐC GIA

0
1219

Hội VHNT các DTTS Việt Nam

   ISO 9001:2015

Tạp chí Nghiên cứu Văn học

THƯ MỜI VIẾT BÀI HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP QUỐC GIA
VĂN HỌC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG NAM BỘ – TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI

Kính gửi: Các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học 

Nhằm phối hợp tổ chức một hội thảo khoa học chuyên ngành giữa các cơ quan trung ương và trường đại học địa phương về lĩnh vực văn học các dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh Nam Bộ; đồng thời đáp ứng nhu cầu liên kết nghiên cứu giữa các cơ quan, đơn vị cũng như nhu cầu về nguồn tư liệu phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Nay, Ban tổ chức kính mời các ông/bà tham gia viết bài tham luận cho Hội thảo Khoa học “Văn học các dân tộc thiểu số vùng Nam Bộ – Từ truyền thống đến hiện đại” với thông tin cụ thể như sau:

Thời gian và địa điểm tổ chức Hội thảo

– Thời gian: Hội thảo dự kiến được tổ chức trong 01 ngày, 24/7/2019 (thứ Tư)

– Địa điểm: Trường Đại học Trà Vinh, Số 126 Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, Phường 5, Thành phố Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh.

I. Thời gian và địa điểm tổ chức Hội thảo

– Thời gian: Hội thảo dự kiến được tổ chức trong 01 ngày, 24/7/2019 (thứ Tư)

– Địa điểm: Trường Đại học Trà Vinh, Số 126 Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, Phường 5, Thành phố Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh.

II. Nội dung Hội thảo

Hội thảo sẽ tập trung vào những vấn đề sau đây:

  1. Tổng kết các thành tựu, các vấn đề lớn trong nghiên cứu văn học các dân tộc thiểu số ở Nam Bộ.
  2. Nghiên cứu, xác định diện mạo, đặc điểm văn học các dân tộc thiểu số ở Nam Bộ từ truyền thống đến hiện đại.
  3. Đề xuất các giải pháp, định hướng,… nhằm phát huy các giá trị văn hóa, văn học truyền thống và hiện đại trong xã hội đương đại.
  4. Nghiên cứu các vấn đề văn hóa – văn học dân gian các dân tộc thiểu số ở Nam Bộ; và mối quan hệ văn hóa – văn học các dân tộc thiểu số và người Kinh trong vùng Nam Bộ.
  5. Xác định những thành tựu và định hướng nghiên cứu văn học các dân tộc thiểu số ở Nam Bộ.
  6. Nghiên cứu nhằm nhấn mạnh vị thế các tác gia Nam Bộ gốc Minh Hương và nhà văn hiện đại dân tộc thiểu số vùng Nam Bộ.

III. Quy cách trình bày tham luận Hội thảo

– Tham luận được viết bằng tiếng Việt, đánh máy vi tính trên khổ giấy A4, khoảng 4000-5000 từ, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, dãn dòng 1.3.

– Cấu trúc bài viết: Tên bài tham luận (chữ in hoa); họ và tên tác giả, học hàm, học vị; tên đơn vị công tác; nội dung tham luận; tài liệu tham khảo.

Cuối tham luận, đề nghị các tác giả ghi rõ các thông tin về địa chỉ liên lạc, số điện thoại, email để Ban Tổ chức tiện liên hệ trao đổi.

IV. Thời hạn gửi bài tham luận Hội thảo và nơi nhận

– Tham luận được gửi đến Ban Tổ chức Hội thảo từ ngày ra thông báo đến hết ngày 18/7/2019, theo địa chỉ email:hoithao.vanhocdttsnb@gmail.com

– Mọi thông tin chi tiết, xin liên hệ TS. Nguyễn Thị Kiều Tiên, số điện thoại: 0986.196.807

Các bài tham luận gửi tham gia Hội thảo có chất lượng tốt sẽ được lựa chọn đăng trên Kỉ yếu Hội thảo khoa học cấp quốc gia. Sau Hội thảo, Ban Tổ chức sẽ tuyển chọn những bài có kết quả phản biện tốt để in số chuyên san Văn học các dân tộc thiểu số Nam Bộ – từ truyền thống đến hiện đại của Tạp chí Nghiên cứu Văn học (tạp chí được tính điểm công trình) và biên tập xuất bản sách chuyên khảo.

Ban Tổ chức rất mong nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên.

Trân trọng kính chào!