Ngành Y tế công cộng (7720701)

Y tế công cộng (7720701)
Tổ hợp môn: A00 (Toán, Vật lý, Hóa học), B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)

1. Mục tiêu đào tạo:

Đào tạo Đại học Y tế cộng cộng được xây dựng theo định hướng ứng dụng, đáp ứng nhu cầu của nhà sử dụng lao động và các bên liên quan. Cụ thể, CTĐT Y tế cộng cộng trình độ Đại học hướng tới mục tiêu đào tạo sinh viên:

Có kiến thức cơ bản về y học cơ sở, y tế công cộng, tổ chức quản lý y tế, khoa học xã hội, khoa học chính trị, pháp luật, công nghệ thông tin, ngoại ngữ; về lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, quản lý, và điều hành hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực Y tế công cộng

Có khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật cơ sở về Y tế công cộng vào hoạt động chuyên môn.

Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm; có khả năng hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.

Có khả năng phản biện, phê phán; đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm; truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; và chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể.

Có các kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề cơ bản; lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân; Có khả năng sáng tạo, khởi nghiệp trong lĩnh Y tế công cộng.

2. Tổ hợp môn xét tuyển:

Tổ hợp môn: A00 (Toán, Vật lý, Hóa học), B00 (Toán, Hóa học, Sinh học).

3. Thời gian đào tạo:

Cử nhân Y tế công cộng: 4 năm (8 học kỳ, 126 tín chỉ bao gồm giáo dục đại cương và chuyên ngành).

4. Đối tượng tuyển sinh:

Tuyển sinh, mở rộng phạm vi trong và ngoài nước. Tuyển sinh theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định của Trường Đại học Trà Vinh.

5. Nội dung chương trình (xem tại đây)

6. Chuẩn đầu ra:

6.1 Về kiến thức:

–  Vận dụng kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học xã hội, khoa học chính trị, pháp luật, công nghệ thông tin, ngoại ngữào hoạt động nghề nghiệp.

–  Giải thích được các kiến thức, nguyên lý y học cơ sở làm nền tảng cho Y tế công cộng.

–  Diễn giải được cách phát hiện, phân loại và xử trí các vấn đề sức khoẻ phổ biến ở cộng đồng.

–  Áp dụng được kiến thức về phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, nâng cao sức khỏe.

–  Diễn giải được kiến thức tổ chức quản lý, pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

6.2 Về kỹ năng (bao gồm kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm):

–  Xây dựng kế hoạch khắc phục được các yếu tố môi trường, xã hội ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng.

–  Xây dựng kế hoạch giải quyết được các vấn đề sức khoẻ ưu tiên của cộng đồng nhằm đề xuất những giải pháp bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho người dân hiệu quả.

–  Tham gia được mô hình giám sát, đánh giá thực hiện các chương trình sức khoẻ tại cộng đồng.

–  Tham gia được các hoạt động giám sát để phát hiện sớm bệnh dịch và công tác phòng chống dịch tại cộng đồng.

–  Tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học dựa trên kỹ năng nghiên cứu khoa học đã được học.

–  Vận dụng được năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam và ngoại ngữ chuyên ngành để tìm kiếm các nguồn tài liệu tham khảo nước ngoài khi thực hiện nghiên cứu khoa học

–  Áp dụng hiệu quả các kỹ năng (Truyền thông, giao tiếp, ra quyết định, làm việc nhóm,…) trong thực hiện công việc.

7. Cơ hội học bổng:

Theo chính sách chung của Bộ giáo dục và đào tạo và của trường Đại học Trà Vinh.

8. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp Cử nhân có khả năng công tác tại các cơ sở Y tế và một số ban ngành có nhu cầu sử dụng Cử nhân y tế công cộng như: Sở y tế (phòng nghiệp vụ, phòng kế hoạch,…), Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC), Trung tâm y tế và Bệnh viện (chuyên viên phòng nghiên cứu khoa học chỉ đạo tuyến, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng đảm bảo chất lượng, kiểm soát nhiễm khuẩn,…)  và Trường Cao đẳng/Đại học, Viện Nghiên cứu,….có liên quan đến y tế công cộng và y học dự phòng. Các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực Y tế công cộng, Y học dự phòng.

9. Cơ hội sau đại học:

Sinh viên ngành Y tế công cộng trình độ Đại học sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực học tập nâng cao trình độ chuyên môn để:

– Tham gia các khóa học, bồi dưỡng ngắn hạn về ngành Y tế công cộng trong và ngoài nước.

–  Học bằng đại học thứ 2 của các chuyên ngành liên quan.

–  Học trình độ sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ, Chuyên khoa I, II) ngành Y tế công cộng tại các trường trong và ngoài nước. Như:

Thạc sĩ Y tế công cộng/ Quản lý y tế

Tiến sĩ Y tế công cộng/ Quản lý y tế

Thạc sĩ Quản lý bệnh viện

Chuyên khoa cấp I Quản lý y tế

Chuyên khoa cấp II Quản lý y tế

Chuyên khoa cấp I Y tế công cộng

Chuyên khoa cấp II Y tế công cộng

Và một số ngành gần khác.

10. Liên hệ:

– Bộ môn Y tế công cộng, Khoa Y- Dược, Trường Đại học Trà Vinh

– Địa chỉ: Phòng E21.201, số 126, Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, Phường 5, Thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: Ths Phạm Thị Kim Yến 0982.424.002