Ngành Bảo vệ thực vật (Mã ngành: 7620112)

A02 (Toán, Vật lí, Sinh học), B00 (Toán, Hóa học, Sinh học), B08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh), D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

1. Mục tiêu đào tạo:

Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, công nghệ thông tin, ngoại ngữ; có kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, quản lý, và điều hành hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực cây trồng và bảo vệ thực vật.

Có khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật cơ sở về thực vật học, vi sinh vật, sinh lý thực vật, hóa bảo vệ thực vật, đất, phân bón, dinh dưỡng cây trồng, kỹ thuật canh tác và dịch hại cây trồng vào hoạt động bảo vệ thực vật. 

Có khả năng áp dụng kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cây trồng, bảo vệ thực vật nhằm đề xuất, xây dựng kế hoạch, nghiên cứu, phân tích và quản lý các hệ thống canh tác, trồng trọt và bảo vệ thực vật phục vụ cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững theo hướng hiện đại.

Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, làm việc theo nhóm, phương pháp làm việc khoa học, có kỹ năng phát triển tư duy phản biện, phân tích và lập luận để giải quyết có hiệu quả các vấn đề phát sinh trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp; có khả năng tự học, tự nghiên cứu để thích ứng cao với nhu cầu công việc; có khả năng hướng dẫn, giám sát, đánh giá chất lượng công việc của các thành viên trong nhóm; truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác ở nơi sản xuất. 

Có các kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp; lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động; tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân; khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác.

2. Tổ hợp môn xét tuyển:

Tổ hợp môn: A02 (Toán, Vật lí, Sinh học), B00 (Toán, Hóa học, Sinh học), B08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh), D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

3. Thời gian đào tạo:

Kỹ sư Bảo vệ thực vật: 4,5 năm (9 học kỳ, 150 tín chỉ, chưa kể Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng) 

4. Đối tượng tuyển sinh:

Tuyển sinh, mở rộng phạm vi trong và ngoài nước. Tuyển sinh theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định của Trường Đại học Trà Vinh.

5 Nội dung chương trình:   Xem tại đây  

6. Chuẩn đầu ra:

6.1 Về kiến thức:

– Áp dụng kiến thức khoa học tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, kinh tế để giải quyết các vấn đề liên quan trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.

– Phân tích các yếu tố về di truyền thực vật, sinh hoá, sinh lý và sinh hóa thực vật, đất và phân bón, hệ sinh thái nông nghiệp tác động đến các đối tượng cây trồng chính (cây lúa, cây ăn trái, cây rau, màu …) của Việt Nam đáp ứng với yêu cầu khoa học và thực tiễn.

– Vận dụng kiến thức về dịch hại của cây trồng (côn trùng, nhện, động vật hại, cỏ dại, nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng), phương pháp chẩn đoán xác định đúng đối tượng dịch hại cây trồng, phát hiện đối tượng gây hại mới, nhằm lựa chọn biện pháp quản lý dịch hại phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

– Đánh giá cơ chế tác động, tiềm năng áp dụng mang tính hệ thống về các biện pháp sinh học, biện pháp canh tác, biện pháp hoá học, sử dụng công nghệ dự báo dịch hại nhằm quản lý hiệu quả dịch hại tổng hợp.

6.2 Về kỹ năng (bao gồm kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm):

– Áp dụng phương pháp về điều tra, thu thập dịch hại, chẩn đoán, phân tích và xử lý thông tin liên quan đến bảo vệ thực vật nhằm đề xuất biện pháp phòng trị phù hợp

– Vận dụng sáng tạo các thành tựu khoa học, công nghệ mới trong nhận diện đúng để giải quyết được vấn đề dịch hại thường gặp trên cây trồng trong thực tiễn sản xuất đạt hiệu quả một cách bền vững về kỹ thuật, kinh tế và môi trường. 

– Sử dụng ngoại ngữ bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (Chứng chỉ B1 tiếng Anh hoặc tương đương), các phần mềm, và các trang thiết bị hiện đại nhằm quản lý sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

– Phân tích vấn đề mới phát sinh về bảo vệ thực vật và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp.

– Giao tiếp đa phương tiện, đa văn hoá, làm việc độc lập – sáng tạo, làm việc theo nhóm, có khả năng tham gia quản lý và tham mưu về tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực về bảo vệ thực vật cho lãnh đạo doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và tổ chức kinh tế – xã hội.

7. Cơ hội học bổng:

– Theo chính sách chung của Bộ giáo dục và đào tạo và của trường Đại học Trà Vinh.

– Ngoài ra sinh viên có cơ hội tiếp nhận nhiều nguồn học bổng khác nhau: Học bổng khuyến khích học tập, học bổng tài trợ từ các công ty, doanh nghiệp.

8. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Người học sau khi tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật có thể công tác trong các lĩnh vực liên quan đến bảo vệ thực vật, chọn giống cây trồng, khoa học cây trồng, công nghệ sinh học, sản xuất và kinh doanh bảo vệ thực vật và dịch vụ nông nghiệp…

* Lĩnh vực nghề nghiệp

– Quản lý sản xuất, kinh doanh bảo vệ thực vật và dịch vụ nông nghiệp.

– Nghiên cứu về lĩnh vực bảo vệ thực vật.

– Kiểm dịch viên, chuyên viên về kiểm dịch thực vật.

* Vị trí công tác

– Cán bộ kỹ thuật, cán bộ tư vấn, cán bộ khuyến nông.

– Nhân viên kinh doanh, chuyên viên trong lĩnh vực bảo vệ thực vật và dịch vụ nông nghiệp.

– Cán bộ quản lý sản xuất, kinh doanh bảo vệ thực vật và dịch vụ nông nghiệp.

– Chủ doanh nghiệp, chủ cửa hàng, đại lý kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

– Giảng viên và nghiên cứu viên của các trường Đại học và Viện nghiên cứu.

* Nơi làm việc

– Cơ sở giáo dục đào tạo: các trường đại học, cao đẳng, trường THCN…

– Các viện, trung tâm nghiên cứu, các tổ chức trong và ngoài nước liên quan đến Bảo vệ thực vật và nông nghiệp.

– Các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, tập đoàn, trang trại, HTX có liên quan đến cây trồng, bảo vệ thực vật và nông nghiệp.

– Các hội/hiệp hội nghề nghiệp.

– Tự tạo lập công việc sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, cây trồng và nông sản.

9. Cơ hội sau đại học:

Sinh viên ngành Bảo vệ thực vật sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực học tập nâng cao trình độ chuyên môn để:

–  Tham gia các khóa học, bồi dưỡng ngắn hạn về ngành kiểm dịch bảo vệ thực vật, tiêu chuẩn, quy chuẩn về BVTV trong và ngoài nước.

–  Học bằng đại học thứ 2 của các chuyên ngành liên quan.

–  Học lên trình độ sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) ngành Bảo vệ thực vật tại các trường trong và ngoài nước.

10. Liên hệ:

BỘ MÔN NÔNG NGHIỆP
– Địa chỉ: Trường Đại học Trà Vinh, Số 126 Nguyễn Thiện Thành – Khóm 4, Phường 5, Thành phố Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh;

– Điện thoại: (+84).0294.3855246 (164)
– Facebook: https://www.facebook.com/Bomonttptnt
– Điện thoại: 0989.828.632 (Thạc sĩ Phan Chí Hiếu – Phó Trưởng Bộ môn)