Ngành Tôn giáo học – Trường Đại học Trà Vinh (7229009)

Tôn giáo học (7229009)
Tổ hợp môn: C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí), C20 (Ngữ văn, Địa lí, GDCD), D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh), D15 (Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh)

Hiện nay, nước ta có khoảng 16 tôn giáo được phép hoạt động với 13,2 triệu người theo tôn giáo, chiếm 13,7% tổng dân số cả nước. Việc học tập, nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực tôn giáo là thực sự cần thiết và phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương, vùng, quốc gia. Đây là nguồn nhân lực chủ chốt phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu hoạch định chính sách về tôn giáo của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng, phát triển bền vững nước nhà trong bối cảnh hiện nay.

1. Mục tiêu đào tạo:

Tôn giáo học là một ngành học hướng tới mục tiêu đào tạo sinh viên có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học cơ bản, khoa học chính trị, pháp luật; về lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, quản lý và điều hành hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực Tôn giáo; đồng thời có khả năng áp dụng kiến thức cơ sở về Tôn giáo vào các hoạt động chuyên môn.

Ngành Tôn giáo học cũng đào tạo sinh viên có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm, cộng đồng; có khả năng hướng dẫn, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, phản biện, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động; đồng thời có khả năng tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.

Cụ thể, với các kiến thức được cung cấp, nhằm giúp cho sinh viên đạt được các mục tiêu sau đây:

–  Trình bày các kiến thức lý luận cơ bản về tôn giáo, tín ngưỡng thế giới và Việt Nam, quan điểm của các nhà tư tưởng Việt Nam trong lịch sử về tôn giáo, các hiện tượng tôn giáo, tín ngưỡng mới ở Việt Nam;

–  Vận dụng những vấn đề của tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ đó có ý tưởng về việc giải quyết các vấn đề tôn giáo, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước;

–  Mô tả các kiến thức tổng quan về tôn giáo ở Việt Nam; kiến thức chuyên sâu về các tôn giáo cụ thể: Phật giáo, Nho giáo, Công giáo, Tin lành giáo và Hồi giáo ở Việt Nam, các tín ngưỡng bản địa của Việt Nam; tôn giáo, tín ngưỡng của tộc người Khmer Nam Bộ ở Việt Nam.

–  Vận dụng những tri thức cơ bản vào giải quyết các công việc nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến Tôn giáo và đời sống xã hội. Từ đó có thể góp phần giúp các cấp chính quyền làm công tác quản lý tôn giáo, hoạch định, thực hiện chủ trương, chính sách, đề xuất những giải pháp đối với các lĩnh vực hoạt động xã hội khác, trước hết là liên quan đến tôn giáo và văn hóa tư tưởng.

2. Tổ hợp môn xét tuyển:

Tổ hợp môn: C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý); C20 (Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục Công dân); D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh); D15 (Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh)

3. Thời gian đào tạo:

Cử nhân ngành Tôn giáo học:  3.5 năm (7 học kỳ) với tổng 120 tín chỉ.

4. Đối tượng tuyển sinh:

Theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định của Trường Đại học Trà Vinh

5. Cơ hội học bổng:
– Theo chính sách học bổng chung của nhà trường
– Học bổng thủ khoa

6. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp ngành Tôn giáo học, sinh viên có cơ hội làm việc ở các lĩnh vực sau:

–  Chuyên viên, cán bộ, công chức, viên chức tại Ban Tôn giáo; Ban Tuyên giáo; Ban Dân tộc; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch .v.v.

–  Giảng viên giảng dạy tại các Viện, Học viện, Trường Đại học, Trung tâm giáo dục có đào tạo các ngành Tôn giáo học, Tâm Lý học, Triết học, Xã hội học; Văn hóa học

–  Chuyên viên nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu về tôn giáo: các Trung tâm Tôn giáo học, Viện nghiên cứu tôn giáo;

–  Người tổ chức, quản lý các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện ở các cơ sở Tôn giáo.

– Cán bộ tại các địa phương chuyên tham mưu, quản lý các hoạt động tôn giáo, các di sản trong lĩnh vực tôn giáo.

7. Cơ hội sau đại học:

Sinh viên được đào tạo ngành Tôn giáo học đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu phát triển của quốc gia, có năng lực phát huy tốt tại các đơn vị, tổ chức Nhà nước hoặc cơ sở tôn giáo, đủ trình độ để nâng cao chuyên môn ở bậc Sau Đại học để nhận văn bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ các ngành Tôn giáo học, Văn hóa học, Nhân học, Xã hội học….ở trong nước và ngoài nước.

8. Liên hệ:

1. Thạch Thị Rọ Mu Ni, số điện thoại: 0964.619.849

2. Nguyễn Đình Chiểu, số điện thoại: 0989.715.778

———————————————————————————————–

Trường Đại học Trà Vinh
Số 126 Nguyễn Thiện Thành, K4, P5, TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh
ĐT: 02943.855246; Zalo: 0911.202.707
–  Website: https://tvu.edu.vn/
–  TVTS: https://www.tvu.edu.vn/xet-tuyen-dai-hoc-cao-dang-chinh-quy-2021/#cac_nganh_dh_cd_2021_dhtv
–  Đào tạo SĐH: https://sdh.tvu.edu.vn/tuyensinh/
–  Đào tạo liên thông, vừa làm vừa, văn bằng 2 học: https://daotao.tvu.edu.vn/index.php/thongtintuyensinh
–  Đào tạo trực tuyến, từ xa, bồi dưỡng nghiệp vụ: https://rdi.edu.vn/index.php/thong-bao-tuyen-sinh/
–  Đào tạo chứng chỉ tin học, ngoại ngữ: https://victory.tvu.edu.vn/
–  Youtube: https://www.youtube.com/c/ĐạiHọcTràVinhTVU
–  Facebook: https://www.facebook.com/TraVinhUniversity.TVU
–  Zalo Official: https://zalo.me/daihoctravinh (0911 202 707)
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@tvu_greencampus