Ngành thương mại điện tử – Xu hướng của thời đại 4.0

0
806

(TVU) – Năm 2020, Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng Thương mại điện tử (TMĐT) 2 con số, với tốc độ tăng trưởng của TMĐT đạt mức 18%, quy mô đạt 11,8 tỷ USD (Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam) và được đánh giá là một trong những thị trường TMĐT tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực này.

Các doanh nghiệp thậm chí là những người bán lẻ, chuyển mình trong nền kinh tế số đang tăng trưởng nhanh về quy mô. Các doanh nghiệp, cá nhân tăng cường việc chuyển đổi số, xây dựng kênh phân phối mới trên nền tảng TMĐT đã phần nào vượt qua được khó khăn. Thậm chí, thị trường của các doanh nghiệp này còn được mở rộng không giới hạn do tính xuyên biên giới của TMĐT.

Hiện nay, từ thành thị đến nông thôn, người tiêu dùng đã dần quen với việc mua sắm trực tuyến. Hình ảnh những anh shipper đến giao hàng tận nhà chẳng còn xa lạ gì với mọi người. TMĐT giúp cho người tiêu dùng thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với mức giá rẻ nhất, trong thời gian nhanh nhất.

Cùng với tốc độ tăng trưởng mạnh của TMĐT như hiện nay và trong thời gian tới, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề vô cùng cấp bách, đặc biệt là khu vực ở phía Nam và ĐBSCL. Do đặc thù ngành, nên các doanh nghiệp rất cần nhân lực được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp.

Nắm bắt nhu cầu này, Trường Đại học Trà Vinh đã mở ngành TMĐT đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Mặc dù không phải là trường đầu tiên đào tạo ngành TMĐT, nhưng Trường Đại học Trà Vinh lại là một trong những trường đại học công lập tiên phong đào tạo chuyên ngành TMĐT theo mô hình Co-op.

Đây là mô hình đào tạo mà sinh viên sẽ có thời gian thực tập như một nhân viên thực thụ tại doanh nghiệp tối thiểu 1/3 chương trình học. Mô hình này được xây dựng trên mối quan hệ giữa 3 bên: Doanh nghiệp, nhà trường và sinh viên.

Mỗi thành phần tham gia đều hưởng những lợi ích to lớn từ chương trình. Cụ thể, sinh viên tham gia chương trình sẽ có thể tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp ngay từ khi còn ở giảng đường, hiểu rõ được các yêu cầu và mong đợi của lĩnh vực nghề nghiệp, qua đó có thể đánh giá tình bền vững của việc chọn nghề nghiệp trước khi ra trường, rèn luyện kỹ năng giao tiếp và có cơ hội tiếp cận với các nhà tuyển dụng tiềm năng.

Hơn nữa, do thời gian sinh viên thực tập Co-op là nhân viên tập sự của doanh nghiệp nên sẽ được trả lương nên sinh viên có thể hỗ trợ thêm về tài chính trong việc học của mình.

Phía doanh nghiệp tham gia chương trình này sẽ giảm được chi phí và thời gian đào tạo nhân sự sau khi tuyển dụng; có thể đánh giá nhân viên tiềm năng trong tương lai một cách hiệu quả về chi phí mà không cần cam kết thuê mướn/ hợp đồng lâu dài và có thể đáp ứng các nhu cầu dự án đặc biệt hoặc ngắn hạn về nhân sự của doanh nghiệp.

Với định hướng ứng dụng, ngành đào tạo TMĐT theo mô hình Co-op với các doanh nghiệp liên quan đến các doanh nghiệp web, quản lý sàn giao dịch điện tử, doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để xây dựng, phát triển và quản trị website và sàn giao dịch TMĐT, phát triển dự án TMĐT, ứng dụng các công cụ digital Marketing để quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu cho doanh nghiệp.

Để tạo được môi trường học tập tại doanh nghiệp cho sinh viên, Trung tâm Đào tạo Logistics và Thương mại điện tử thuộc Trường Đại học Trà Vinh đã hợp tác với nhiều doanh nghiệp nhằm đào tạo chuyên môn thực tiễn gồm ViettelPost Trà Vinh, Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông thành phố Cần Thơ (CTICT), Công ty TNHH Tin học Á Châu Công ty cổ phần Đầu tư ANNI, Công ty TNHH Quảng cáo Clover, Công ty cổ phần Action Commmunication, Mạng lưới chuyển đổi số (DTN) thuộc Câu lạc bộ Giám đốc Sales & Marketing Việt Nam (CSMO), … Bên cạnh các kiến thức chuyên môn, sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng bổ trợ nghề nghiệp như tiếng Anh và các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, tìm kiếm thông tin,…

Ngoài ra, trong quá trình đào tạo, Trung tâm Đào tạo Logistics và Thương mại điện tử còn tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo, phối hợp mời các doanh nghiệp về giảng dạy các kiến thức nghề nghiệp thực tiễn cho sinh viên. Hơn nữa trong suốt quá trình thực tập, sinh viên cũng sẽ được các cán bộ tại doanh nghiệp và giảng viên của Trung tâm hướng dẫn hỗ trợ. Trung tâm cũng tổ chức các cuộc thi chuyên ngành như: Tài năng TMĐT để sinh viên có cơ hội ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn.

Ảnh trao thưởng cuộc thi Tài năng thương mại điện tử năm 2022

Thông qua đó, sinh viên tốt nghiệp sẽ tích lũy được kinh nghiệm làm việc phong phú để có thể đảm nhận một cách tự tin các vị trí công việc khác nhau như Giám đốc điều hành một Start-up; chuyên viên hoặc quản lý tại doanh nghiệp Thương mại điện tử; chuyên viên phân tích, thiết kế Web thương mại, khai thác ứng dụng; chuyên viên trong các bộ phận kinh doanh/ quản trị dự án Thương mại điện tử; chuyên viên trong các bộ phận nghiên cứu và phát triển Thương mại điện tử ở các tổ chức kinh tế, tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo và các bộ phận có liên quan đến quản lý Nhà nước; hoặc làm việc ở các lĩnh vực khác như: Quản trị nhân lực, quản trị tác nghiệp, quản trị tài chính…ở các loại hình doanh nghiệp sản xuất, thương mại dịch vụ, đầu tư.

Trung tâm đào tạo Logistics và Thương mại điện tử được thành lập ngày 26/5/2022, trực thuộc Trường Đại học Trà Vinh, với sự ủng hộ và đánh giá cao của Hiệp hội phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (Valoma) và Ban Quản lý Khu Kinh Tế tỉnh Trà Vinh. Trung tâm đào tạo Logistics và Thương mại điện tử có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng và chịu s quản lý trực tiếp của Trường Đại học Trà Vinh. Trung tâm đào tạo Logistics và Thương mại điện tử phát triển dựa trên 3 trụ cột gồm đào tạo, nghiên cứu khoa học, cung ứng dịch vụ liên quan đến lĩnh vực đào tạo, từ đó cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, những sản phẩm khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và từng bước tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhằm chủ động hội nhập quốc tế liên quan đến lĩnh vực Logistics và Thương mại điện tử.

 

Thông tin tuyển sinh ngành Thương mại điện tử, Trường Đại học Trà Vinh:

Mã ngành: 7340122

Tổ hợp xét tuyển: A00 (Toán, Vật lý, Hóa học), A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh), C14 (Ngữ văn, Toán, GDCD), C15 (Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội)

Thông tin liên hệ: Mọi thông tin tuyển sinh chi tiết vui lòng tham khảo qua website: https://www.tvu.edu.vn/thuong-mai-dien-tu-7340122/ hoặc thông tin của Trung tâm Đào tạo Logistics và Thương mại điện tử.

Trung tâm Đào tạo Logistics và Thương mại điện tử

–  Địa chỉ: Tầng 2, Phòng B11.312, tòa nhà B1, Khu 1, Trường Đại học Trà Vinh, 126, Nguyễn Thiện Thành, Phường 5, TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh

–  Email: clec@tvu.edu.vn

–  Điện thoại: 0967 979 659 (Cô Lê Thị Thu Diềm – Giám đốc);

0976 848 086 (Cô Nguyễn Thị Thúy Loan – Phó giám đốc).

Phương Uyên -Thành Được